Giai đoạn 2007-2008 và trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối, gia tăng dự trữ ngoại hối dưới sức ép ổn định tỷ giá, tạo nên dư thừa thanh khoản và đối diện ràng buộc “Bộ ba bất khả thi”. Để hút dòng vốn dư thừa về, NHNN đã áp dụng biện pháp vô hiệu hóa thông qua thị trường mở (nghiệp vụ hợp đồng mua lại và phát hành tín phiếu NHNN) nhưng hiệu quả chưa cao, theo đó, chính sách tiền tệ đã mất đi một phần tính độc lập. Trong ngắn hạn, bên cạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và áp dụng biện pháp vô hiệu hóa thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHNN cũng cần chấp nhận mô hình chính sách “trung dung” hơn. Trong dài hạn, với định hướng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tỷ giá cần được gỡ bỏ.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Giai đoạn 2007-2008 và trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã can thiệp mạnh vào thị trường ngoại hối, gia tăng dự trữ ngoại hối dưới sức ép ổn định tỷ giá, tạo nên dư thừa thanh khoản và đối diện ràng buộc “Bộ ba bất khả thi”. Để hút dòng vốn dư thừa về, NHNN đã áp dụng biện pháp vô hiệu hóa thông qua thị trường mở (nghiệp vụ hợp đồng mua lại và phát hành tín phiếu NHNN) nhưng hiệu quả chưa cao, theo đó, chính sách tiền tệ đã mất đi một phần tính độc lập. Trong ngắn hạn, bên cạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và áp dụng biện pháp vô hiệu hóa thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHNN cũng cần chấp nhận mô hình chính sách “trung dung” hơn. Trong dài hạn, với định hướng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tỷ giá cần được gỡ bỏ.