Bài viết này đánh giá cơ cấu tài chính và rủi ro thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài viết so sánh các chỉ tiêu tài chính liên quan tại thời điểm trước niêm yết và sau niêm yết với các phương pháp phân tích tài chính, và nguồn dữ liệu là từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các DN. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, sau khi cổ phần hóa và niêm yết, các doanh nghiệp đều có tỷ lệ tăng tài sản cao và được tài trợ chủ yếu bởi công nợ phải trả. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng công nợ này cũng không lớn tới mức làm thay đổi đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn quá cao, phản ánh khoản rủi ro tiềm tàng về khả năng thanh toán. Chúng tôi tin rằng các nhà làm luật cần thiết phải tập trung dỡ bỏ các rào cản liên quan đến việc huy động vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay dài hạn cho các doanh nghiệp cổ phần hóa bên cạnh những chính sách liên quan đến cấu trúc sở hữu, công khai thông tin, cạnh tranh và những vấn đề pháp lý khác. Chúng tôi cũng có cơ sở để tin rằng việc cổ phần hóa cần thiết phải mang lại sự thay đổi một cách tổng hợp quá trình ra quyết định kinh doanh và kỹ năng quản lý trong các DN sau cổ phần hóa.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này đánh giá cơ cấu tài chính và rủi ro thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài viết so sánh các chỉ tiêu tài chính liên quan tại thời điểm trước niêm yết và sau niêm yết với các phương pháp phân tích tài chính, và nguồn dữ liệu là từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các DN. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, sau khi cổ phần hóa và niêm yết, các doanh nghiệp đều có tỷ lệ tăng tài sản cao và được tài trợ chủ yếu bởi công nợ phải trả. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng công nợ này cũng không lớn tới mức làm thay đổi đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn quá cao, phản ánh khoản rủi ro tiềm tàng về khả năng thanh toán. Chúng tôi tin rằng các nhà làm luật cần thiết phải tập trung dỡ bỏ các rào cản liên quan đến việc huy động vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay dài hạn cho các doanh nghiệp cổ phần hóa bên cạnh những chính sách liên quan đến cấu trúc sở hữu, công khai thông tin, cạnh tranh và những vấn đề pháp lý khác. Chúng tôi cũng có cơ sở để tin rằng việc cổ phần hóa cần thiết phải mang lại sự thay đổi một cách tổng hợp quá trình ra quyết định kinh doanh và kỹ năng quản lý trong các DN sau cổ phần hóa.