Kể từ khi trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, vốn viện trợ phát triển cho Việt Nam có sự thay đổi về quy mô, cơ cấu và phương thức tài trợ trong đó đáng chú ý là chi phí vay vốn tăng lên do tỷ trọng vốn vay ưu đãi giảm dần, tỷ trọng vốn vay kém ưu đãi tăng lên. Những điều này đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của việc tiếp tục thu hút vốn vay ưu đãi cũng như lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới. Trên cơ sở số liệu khảo sát và báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số nhà tài trợ phát triển, bài viết cho rằng đối với Việt Nam hiện nay, thu hút và sử dụng vốn ưu đãi của các nhà tài trợ phát triển vẫn là điều cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam cần cân nhắc thận trọng hơn về lĩnh vực đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi này để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Kể từ khi trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, vốn viện trợ phát triển cho Việt Nam có sự thay đổi về quy mô, cơ cấu và phương thức tài trợ trong đó đáng chú ý là chi phí vay vốn tăng lên do tỷ trọng vốn vay ưu đãi giảm dần, tỷ trọng vốn vay kém ưu đãi tăng lên. Những điều này đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của việc tiếp tục thu hút vốn vay ưu đãi cũng như lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới. Trên cơ sở số liệu khảo sát và báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số nhà tài trợ phát triển, bài viết cho rằng đối với Việt Nam hiện nay, thu hút và sử dụng vốn ưu đãi của các nhà tài trợ phát triển vẫn là điều cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam cần cân nhắc thận trọng hơn về lĩnh vực đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi này để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế.