Sự phát triển kinh tế là một quá trình khách quan qua các giai đoạn khác nhau do tác động chi phối của các quy luật kinh tế. Con người với tư cách vừa là khách thể chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quan đó là “lực lượng đằng sau người sản xuất”, đồng thời là chủ thể “được nhận thức tự giác” tổ chức các hoạt động kinh tế. Việc tổ chức các hoạt động kinh tế thông qua mô thức hay hình thức tổ chức kinh tế cụ thể gọi là một mô hình kinh tế nhất định. Ở đây, chúng ta đang xét mô hình trong quá trình phát triển của nền kinh tế tức là một mô hình tăng trưởng kinh tế.; Mô hình tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng có tính lịch sử, phù hợp với từng giai đoạn nhất định phát triển của nền kinh tế quốc dân. Không có mô hình tăng trưởng chung cho tất cả các giai đoạn và cho mọi quốc gia.; Sau 25 năm thực hiện đổi mới chúng ta đã đạt được thành tựu quan trọng bước đầu, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo phát triển. Trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, với mô hình tăng trưởng vừa qua đã huy động được các nguồn lực kinh tế, giải phóng sức sản xuất xã hội, tạo bước phát triển về kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn từ 2001- 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7,26% và đến năm 2010 thu nhập bình quân GDP đầu người đạt 1.168 USD, chúng ta; đã thoát ra khỏi nước nghèo.; Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra, mô hình tăng trưởng thực hiện trong thời gian qua là phù hợp với sự phát triển kinh tế giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, thì đến nay bước vào giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 2010 - 2020, mô hình tăng trưởng đó đã bộc lộ những mặt khiếm khuyết, hạn chế: kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp, suy giảm động lực, cạn kiệt tài nguyên,... có nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.; Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội từ 2011- 2020 của Đại hội Đảng XI khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào các yếu tố theo chiều rộng chuyển sang phát triển theo chiều sâu”. Quán triệt quan điểm phát triển là: “Phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”. Phương châm: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu chú trọng phát triển theo chiều sâu,; phát triển kinh tế tri thức”.; Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ đề cập đến việc quán triệt quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về chuyển đổi mô hỡnh tăng trưởng kinh tế. Nội dung bài viết này chỉ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau:; Thứ nhất: Tăng trưởng, quan niệm về mô hình tăng trưởng.; Thứ hai: Sự cần thiết chuyển đổi mô hình tăng trưởng.; Thứ ba: Khuyến nghị để hình thành mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và phát triển bền vững.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Sự phát triển kinh tế là một quá trình khách quan qua các giai đoạn khác nhau do tác động chi phối của các quy luật kinh tế. Con người với tư cách vừa là khách thể chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quan đó là “lực lượng đằng sau người sản xuất”, đồng thời là chủ thể “được nhận thức tự giác” tổ chức các hoạt động kinh tế. Việc tổ chức các hoạt động kinh tế thông qua mô thức hay hình thức tổ chức kinh tế cụ thể gọi là một mô hình kinh tế nhất định. Ở đây, chúng ta đang xét mô hình trong quá trình phát triển của nền kinh tế tức là một mô hình tăng trưởng kinh tế.; Mô hình tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng có tính lịch sử, phù hợp với từng giai đoạn nhất định phát triển của nền kinh tế quốc dân. Không có mô hình tăng trưởng chung cho tất cả các giai đoạn và cho mọi quốc gia.; Sau 25 năm thực hiện đổi mới chúng ta đã đạt được thành tựu quan trọng bước đầu, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo phát triển. Trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, với mô hình tăng trưởng vừa qua đã huy động được các nguồn lực kinh tế, giải phóng sức sản xuất xã hội, tạo bước phát triển về kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn từ 2001- 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7,26% và đến năm 2010 thu nhập bình quân GDP đầu người đạt 1.168 USD, chúng ta; đã thoát ra khỏi nước nghèo.; Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra, mô hình tăng trưởng thực hiện trong thời gian qua là phù hợp với sự phát triển kinh tế giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, thì đến nay bước vào giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 2010 - 2020, mô hình tăng trưởng đó đã bộc lộ những mặt khiếm khuyết, hạn chế: kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp, suy giảm động lực, cạn kiệt tài nguyên,... có nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.; Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội từ 2011- 2020 của Đại hội Đảng XI khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào các yếu tố theo chiều rộng chuyển sang phát triển theo chiều sâu”. Quán triệt quan điểm phát triển là: “Phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”. Phương châm: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu chú trọng phát triển theo chiều sâu,; phát triển kinh tế tri thức”.; Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ đề cập đến việc quán triệt quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về chuyển đổi mô hỡnh tăng trưởng kinh tế. Nội dung bài viết này chỉ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề sau:; Thứ nhất: Tăng trưởng, quan niệm về mô hình tăng trưởng.; Thứ hai: Sự cần thiết chuyển đổi mô hình tăng trưởng.; Thứ ba: Khuyến nghị để hình thành mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và phát triển bền vững.