Một trong những thay đổi quan trọng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (bản bổ sung, phát triển năm 2011 so với bản Cương lĩnh năm 1991) là quan niệm mới về đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Theo Cương lĩnh năm 1991, đặc trưng đó được xác định là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu (dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại); còn theo Cương lĩnh năm 2011 đó là: “nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” vẫn đang là một trong những vấn đề cấp bách về mặt lý luận và thực tiễn cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. Bài viết này góp phần giải quyết nội hàm của khái niệm ấy từ góc độ phân tích xu hướng khách quan của quá trình vận động hệ thống quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội – “hòn đá tảng” trong quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin vào sự phân tích thực tiễn thời đại hiện nay.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Một trong những thay đổi quan trọng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (bản bổ sung, phát triển năm 2011 so với bản Cương lĩnh năm 1991) là quan niệm mới về đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Theo Cương lĩnh năm 1991, đặc trưng đó được xác định là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu (dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại); còn theo Cương lĩnh năm 2011 đó là: “nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” vẫn đang là một trong những vấn đề cấp bách về mặt lý luận và thực tiễn cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. Bài viết này góp phần giải quyết nội hàm của khái niệm ấy từ góc độ phân tích xu hướng khách quan của quá trình vận động hệ thống quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội – “hòn đá tảng” trong quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin vào sự phân tích thực tiễn thời đại hiện nay.