Hiện nay, Tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều người quan tâm, nhất là người lao động. Bởi vì, tiền lương có vai trò to lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó được xác định trên thị trường lao động thông qua hình thức thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tại Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa XI (7-15/5/2012) đã bàn về một số vấn đề về tiền lương,bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Trong đó, cũng đánh giá những kết quả bước đầu đạt được về vấn đề tiền lương qua gần 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (8/2003) và Hội nghị Trung ương 6, khóa X (1/2008) về cải cách chính sách tiền lương, liên tục thay đổi và điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu theo hướng tăng dần, từng bước làm cho người lao động đảm bảo nhu cầu tối thiểu để tái sản xuất sức lao động, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu đã và đang gặp phải những rào cản, bất hợp lý khi giá cả thị trường, lạm phát, thất nghiệp ngày càng tăng; mất cân đối giữa cung-cầu lao động trên thị trường lao động; bất cập về mức lương tối thiểu; quan hệ lương tối thiểu - trung bình - tối đa; hệ thống thang, bảng lương; chế độ nâng ngạch, nâng bậc; cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập… Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung phân tích làm rõ thực trạng tư duy của Đảng ta về tiền lương (giá cả sức lao động) và quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu; chỉ ra những bất cập, hạn chế về chính sách tiền lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải cách tiền lương và hoàn thiện chính sách tiền lương phù hợp với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Hiện nay, Tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều người quan tâm, nhất là người lao động. Bởi vì, tiền lương có vai trò to lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó được xác định trên thị trường lao động thông qua hình thức thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tại Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa XI (7-15/5/2012) đã bàn về một số vấn đề về tiền lương,bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Trong đó, cũng đánh giá những kết quả bước đầu đạt được về vấn đề tiền lương qua gần 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (8/2003) và Hội nghị Trung ương 6, khóa X (1/2008) về cải cách chính sách tiền lương, liên tục thay đổi và điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu theo hướng tăng dần, từng bước làm cho người lao động đảm bảo nhu cầu tối thiểu để tái sản xuất sức lao động, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu đã và đang gặp phải những rào cản, bất hợp lý khi giá cả thị trường, lạm phát, thất nghiệp ngày càng tăng; mất cân đối giữa cung-cầu lao động trên thị trường lao động; bất cập về mức lương tối thiểu; quan hệ lương tối thiểu - trung bình - tối đa; hệ thống thang, bảng lương; chế độ nâng ngạch, nâng bậc; cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập… Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung phân tích làm rõ thực trạng tư duy của Đảng ta về tiền lương (giá cả sức lao động) và quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu; chỉ ra những bất cập, hạn chế về chính sách tiền lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải cách tiền lương và hoàn thiện chính sách tiền lương phù hợp với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.