Nghiên cứu “Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tại các làng nghề tỉnh Trà Vinh” được thực hiện trên cơ sở số liệu sơ cấp thu thập trực tiếp từ 100 nông hộ tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tại tỉnh Trà Vinh. Trong đó, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tại các làng nghề tỉnh Trà Vinh. Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính như doanh thu, chi phí và lợi nhuận, thêm vào đó, các chỉ số tài chính doanh thu/tổng chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/tổng chi phí cũng được sử dụng để giải quyết mục tiêu này. Kết quả phân tích cho thấy, tình hình hoạt động của các HTX, tổ hợp tác nghề truyền thống trên địa bàn Tỉnh chưa hiệu quả, hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ. Trong số các làng nghề của Tỉnh thì làng nghề Hoa kiểng mang về hiệu quả tài chính cao nhất. Khó khăn lớn nhất trong quá trình hoạt động của các làng nghề là thiếu vốn sản xuất. Trên cơ sở các kết quả phân tích, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Nghiên cứu “Phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tại các làng nghề tỉnh Trà Vinh” được thực hiện trên cơ sở số liệu sơ cấp thu thập trực tiếp từ 100 nông hộ tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tại tỉnh Trà Vinh. Trong đó, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống tại các làng nghề tỉnh Trà Vinh. Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính như doanh thu, chi phí và lợi nhuận, thêm vào đó, các chỉ số tài chính doanh thu/tổng chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/tổng chi phí cũng được sử dụng để giải quyết mục tiêu này. Kết quả phân tích cho thấy, tình hình hoạt động của các HTX, tổ hợp tác nghề truyền thống trên địa bàn Tỉnh chưa hiệu quả, hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ. Trong số các làng nghề của Tỉnh thì làng nghề Hoa kiểng mang về hiệu quả tài chính cao nhất. Khó khăn lớn nhất trong quá trình hoạt động của các làng nghề là thiếu vốn sản xuất. Trên cơ sở các kết quả phân tích, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các hợp tác xã, tổ hợp tác nghề thủ công truyền thống.