Hầu hết mọi người đều ý thức được tầm quan trọng của giáo dục, nhưng cơ hội để tiếp cận giáo dục của mỗi cá nhân lại không giống nhau, vì sự tồn tại của các bất bình đẳng trong giáo dục. Giới tính, tình trạng sức khoẻ, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực sống, giai tầng xã hội…là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận giáo dục của con người. Điều đó dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng tới khả năng đi học đúng độ tuổi và đo lường sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng. Từ đó chỉ ra sự tồn tại của bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và đưa ra một số khuyến nghị về việc đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Hầu hết mọi người đều ý thức được tầm quan trọng của giáo dục, nhưng cơ hội để tiếp cận giáo dục của mỗi cá nhân lại không giống nhau, vì sự tồn tại của các bất bình đẳng trong giáo dục. Giới tính, tình trạng sức khoẻ, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực sống, giai tầng xã hội…là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp cận giáo dục của con người. Điều đó dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng tới khả năng đi học đúng độ tuổi và đo lường sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng. Từ đó chỉ ra sự tồn tại của bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và đưa ra một số khuyến nghị về việc đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam.