Bài viết này giới thiệu cách áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu vào đánh giá hiệu quả hay năng suất hoạt động của các bộ môn trong một trường đại học thông qua ví dụ đánh giá kết quả hoạt động của 57 bộ môn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ 2013-2015. Bộ số liệu được sử dụng gồm một biến đầu vào (số lượng cán bộ giảng dạy) và ba biến đầu ra (số giờ nghiên cứu, số sinh viên tốt nghiệp và số giờ giảng). Đặc biệt, các mô hình CCR, BCC và SBM định hướng đầu ra trong các điều kiện lợi suất không đổi (CRS) và thay đổi theo quy mô (VRS) được sử dụng để xác định mức độ hiệu quả của từng bộ môn và hướng cải thiện hiệu quả của những bộ môn chưa hiệu quả. Chỉ số Malmquist cũng được sử dụng để phân tích sự thay đổi năng suất của các bộ môn theo thời gian. Kết quả phân tích đem đến những hàm ý chính sách quan trọng và cụ thể giúp điều chỉnh kế hoạch phát triển của các bộ môn một cách hợp lý.
Tải ứng dụng đọc sách
Qr code NEU Book Reader
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng NEU Book Reader để xem đầy đủ tài liệu.
Bạn đọc có thể tải NEU Book Reader từ App Store hoặc Google play
với từ khóa "NEU Book Reader")
Bài viết này giới thiệu cách áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu vào đánh giá hiệu quả hay năng suất hoạt động của các bộ môn trong một trường đại học thông qua ví dụ đánh giá kết quả hoạt động của 57 bộ môn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ 2013-2015. Bộ số liệu được sử dụng gồm một biến đầu vào (số lượng cán bộ giảng dạy) và ba biến đầu ra (số giờ nghiên cứu, số sinh viên tốt nghiệp và số giờ giảng). Đặc biệt, các mô hình CCR, BCC và SBM định hướng đầu ra trong các điều kiện lợi suất không đổi (CRS) và thay đổi theo quy mô (VRS) được sử dụng để xác định mức độ hiệu quả của từng bộ môn và hướng cải thiện hiệu quả của những bộ môn chưa hiệu quả. Chỉ số Malmquist cũng được sử dụng để phân tích sự thay đổi năng suất của các bộ môn theo thời gian. Kết quả phân tích đem đến những hàm ý chính sách quan trọng và cụ thể giúp điều chỉnh kế hoạch phát triển của các bộ môn một cách hợp lý.