Tạp chí tiếng Việt
2897 ấn phẩm có sẵn
Đang tải...
Tài liệu mới nhất
- Ấn phẩmCác nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ IoT tại cửa hàng bán lẻ của sinh viên tại thành phố Hà Nội(Kinh tế Quốc dân, 2022) Trần Trọng Đức; Đoàn Thị Thảo; Đinh Thùy Mai; Nguyễn Ngọc Ly; Phạm Như Trang; Trần Hải AnhBài nghiên cứu tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Internet of Things (IoT) hay Internet vạn vật tại cửa hàng bán lẻ của sinh viên Hà Nội, sử dụng mô hình nghiên cứu được phát triển từ mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng (UTAUT2), bổ sung thêm yếu tố sự sẵn sàng của thông tin. Đồng thời các nhân tố được đánh giá thông qua áp dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Với kết quả khảo sát 355 đối tượng, đã xác định có năm yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ IoT tại cửa hàng bán lẻ của sinh viên và yếu tố chi phí tài chính là rào cản đối với sinh viên. Qua đó, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho các tổ chức, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ IoT cho hoạt động kinh doanh từ góc độ người tiêu dùng.
- Ấn phẩmCác nhân tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức chuyên môn giữa các nhân viên trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ(Kinh tế Quốc dân, 2022) Phan Anh TuấnNghiên cứu này thực hiện nhằm kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với Ý định chia sẻ tri thức (Knowledge sharing intention - KI) giữa các nhân viên trong công ty Bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên mô hình lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) mà Aijen đề xuất. Thông qua việc khảo sát 282 nhân viên và các cấp quản lý, dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 26. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Ý định chia sẻ tri thức bị tác động bởi 5 nhân tố với mực độ giảm dần: (1) Thái độ, (2) Sự tự tin vào tri thức cá nhân, (3) Chuẩn chủ quan, (4) Kiểm soát hành vi và (5) Cơ chế khen thưởng. Qua nghiên cứu này, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể có các chính sách phù hợp để thúc đẩy ý định chia sẻ tri thức chuyên môn giữa các nhân viên, tạo điều kiện xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh.
- Ấn phẩmNhân tố tác động đến ý định thực hiện độc lập tài chính - nghỉ hưu sớm của thế hệ Millennials tại Việt Nam(Kinh tế Quốc dân, 2022) Khúc Thế Anh; Phùng Thanh Quang; Vũ Thu HuyềnNghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các nhân tố lên ý định theo đuổi độc lập tài chính – nghỉ hưu sớm của thế hệ Millennials tại Việt Nam. Tác giả đã kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá. Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố xây dựng trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết về dân trí tài chính đều có tác động đến ý định thực hiện FIRE, trong đó riêng Chiết khấu thời gian có ảnh hưởng ngược chiều và cũng là nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính hay các nhóm thu nhập về ý định thực hiện FIRE. Từ kết quả trên, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách với các cơ quan liên quan trong việc hình thành lối sống tiết kiệm, nâng cao nhận thức về vấn đề hưu trí và hướng tới cuộc sống độc lập tài chính, giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt với người trẻ tại Việt Nam.
- Ấn phẩmCác logic thể chế và chiến lược đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất thủ công(Kinh tế Quốc dân, 2022) Nguyễn Văn Đại; Nguyễn Thị Phương Lan; Hà Thị Hoài Thương; Bùi Đăng Nguyên; Võ Hồng NhậtCác nghiên cứu về hành vi thường chú trọng tới phản ứng ở cấp độ cá nhân hoặc tổ chức hơn là cấp độ sản phẩm tại tổ chức lai. Nghiên cứu này sẽ xác định các chiến lược thích ứng với logic thể chế của doanh nghiệp thủ công trong đổi mới sản phẩm. Phương pháp nghiên cứu định tính được triển khai với 04 cuộc phỏng vấn sâu nghệ nhân - doanh nhân. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, ngoài chiến lược tách biệt và kết hợp, một chiến lược mới đã được phát hiện. Phát hiện này không những cung cấp thêm tri thức mới về cách thức phản ứng tại tổ chức lai trước những logic đối lập, mà còn gợi mở hành động chính sách cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực thủ công.
- Ấn phẩmTính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam(Kinh tế Quốc dân, 2022) Phạm Huy Hùng; Trần Mạnh Dũng; Nguyễn Mạnh CườngNghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi gửi đến cho 239 đối tượng, bao gồm kiểm toán viên nội bộ, các nhà quản lý doanh nghiệp niêm yết và đơn vị được kiểm toán. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả chỉ ra rằng có 4 nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ theo thứ tự giảm dần, gồm: Cơ sở hoạt động của kiểm toán nội bộ; Năng lực của kiểm toán viên nội bộ; Tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ; và Mối quan hệ giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra đối với các bên liên quan nhằm nâng cao tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
- Ấn phẩmThực hành xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu tại Việt Nam(Kinh tế Quốc dân, 2022) Tạ Văn LợiGần đây, nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có sự liên kết thành chuỗi trong nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu. Sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác… đã thúc đẩy các chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia với vai trò chủ chốt của các doanh nghiệp đầu ngành như chuỗi thực phẩm sạch của CP, Mavin, Dabaco, … Tuy nhiên, riêng lĩnh vực thủy sản xuất khẩu dường như còn có sự cản trở trong liên kết chuỗi nên việc đáp ứng tiêu chuẩn xanh hóa còn hạn chế. Thậm chí, việc xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu mới tập trung nhiều tới sản phẩm đạt chuẩn theo chiều thuận nhưng chưa chú trọng tới chiều ngược lại như phế thải, tác hại môi trường… trong suốt quá trình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến để xuất khẩu. Do đó, vấn để xanh hóa chuỗi cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu tại Việt Nam là xu hướng tất yếu và bền vững trong tương lai. Xanh hóa chuỗi cung ứng được tập trung nghiên cứu cho nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực cấp quốc gia và cấp địa phương. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ xanh hóa chuỗi cung ứng đặc, biệt ưu đãi vốn, hỗ trợ lãi suất vốn cho các dự án nông, lâm và thủy sản, thậm chí cả vốn cho xử lý môi trường cho các dự án đó. Mặc dù vậy, thực trạng xanh hóa chuỗi thủy sản xuất khẩu tại nước ta tồn tại vấn đề vi phạm quy định đánh bắt cá tự nhiên và vi phạm sử dụng chất cấm, cũng như tiêu chuẩn phát thải quá quy định… Vì vậy, bài viết này đã phân tích sâu về các hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp tăng cường xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.